Sở giáo dục

THPT-NamHa  »  Văn bản  »  Sở giáo dục

NỘI DUNG

    Hội thi tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử đồng nai 2013

     

    I. Tên Hội thi: “Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai 2013”.
    II. Mục đích yêu cầu.
    Nhằm tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa – lịch sử  tỉnh Đồng Nai đối với toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, các lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; khuyến khích công tác nghiên cứu về khoa học – xã hội, chú trọng văn hóa - lịch sử Đồng Nai;
    Qua Hội thi, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào tìm hiểu, tham quan trực tiếp các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh; giúp cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, các lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu về giá trị văn hóa - lịch sử; góp phần tuyên truyền, động viên toàn xã hội tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể vững mạnh, góp phần xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2015.
    III. Đối tượng tham gia dự thi.
    Đối tượng tham gia dự thi bao gồm nhóm tác giả hoặc cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, sinh viên cao đẳng, đại học, các lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân hiện đang sinh sống, công tác, học tập trong và ngoài tỉnh Đồng Nai.
    IV. Nội dung, hình thức và các quy định tham gia dự thi.
    1. Chủ đề: Tìm hiểu những giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai
    2. Đề thi: Đề thi có nội dung như sau:
    “Trong số các di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh ở Đồng Nai mà bạn đã đến tham quan, hãy trình bày cảm nghĩ về giá trị lịch sử - văn hóa của di tích mà bạn tâm đắc nhất; nêu ý kiến góp ý kiến nghị về việc giữ gìn, phát huy giá trị của di tích ấy trong quá trình xây dựng, phát triển tỉnh Đồng Nai văn minh, giàu đẹp”.
    3. Một số yêu cầu đối với người dự thi:
    3.1. Chỉ chọn 01 di tích tâm đắc nhất trong số các di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh ở Đồng Nai mà bạn đã tham quan (Danh mục các di tích cấp tỉnh được cập nhật trên Website tỉnh Đồng Nai tại địa chỉ: http://www.dongnai.gov.vn và Website Sở Khoa học và Công nghệ tại địa chỉ: http://www.dost-dongnai.gov.vn );
    3.2. Khuyến khích hình thức trình bày khoa học, đẹp, có hệ thống thông tin, tư liệu minh họa, nêu đúng nội dung, kiến nghị được nhiều ý kiến quan trọng;
    3.3. Tác giả (cá nhân hoặc tập thể) gửi kèm ít nhất là 02 tấm ảnh tư liệu chứng minh tác giả đã tham quan thực tế tại di tích mà mình chọn dự thi, kể cả các tấm ảnh tư liệu chứng minh các di tích khác mà tác giả đã tham quan (có chấm điểm số lượng các di tích khác ngoài di tích tâm đắc dự thi mà tác giả đã tham quan thực tế);
    3.4. Bài dự thi lọt vào vòng chung khảo, tác giả phải gửi file Microsoft Word về Ban Tổ chức để làm tư liệu và các thủ tục khác liên quan, vì vậy đề nghị tác giả phải ghi đầy đủ và rõ ràng các thông tin cá nhân, như: Họ, tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ thường trú (có thể gửi qua đường bưu điện), số điện thoại, Email v.v…
    4. Tài liệu tham khảo: Tập thể, cá nhân tham gia dự thi có thể tham khảo theo các tài liệu sau đây:
    - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (3 tập);
    - Địa chí Đồng Nai (5 tập);
    - Biên Hoà - Đồng Nai 300 năm;
    - Hỏi đáp về Biên Hòa - Đồng Nai;
    - Đồng Nai - Di tích lịch sử văn hóa
    - Các ấn phẩm, tài liệu về lịch sử, văn hoá Đồng Nai đã xuất bản, phát hành;
    - Website tỉnh Đồng Nai: http://www.dongnai.gov.vn; Website Thư viện tỉnh: http://www.thuviendongnai.gov.vn; Website Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai: http://www.dost-dongnai.gov.vn.
    (Các tài liệu nêu trên ở các thư viện thuộc hệ thống thư viện tỉnh Đồng Nai).
    5. Bài dự thi hợp lệ: Bài dự thi có thể được trình bày dưới dạng tự luận, ký sự, chính luận v.v...; có hình ảnh hoặc phim (video clip) tư liệu kèm theo để minh họa. Bài dự thi hợp lệ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
    + Trả lời hết 02 nội dung của đề thi (gồm cảm nghĩ về giá trị lịch sử - văn hóa và ý kiến góp ý kiến nghị);
    + Phải có ít nhất 02 tấm ảnh tư liệu chứng minh tác giả đã tham quan thực tế tại di tích tâm đắc mà mình chọn dự thi (tác giả phải chụp hình với di tích); hình ảnh được trình bày trong bài thi (không kèm riêng vì dễ thất lạc);
    + Chưa được xuất bản, công bố qua phương tiện truyền thông trong năm 2013;
    + Bài dự thi được đánh máy vi tính (Font chữ: Time New Roman, size: 14), hạn chế viết tay (nếu viết tay, yêu cầu phải rõ ràng) trên một mặt giấy khổ A4, không hạn chế về số trang. Nội dung bài thi phải đúng trọng tâm câu hỏi và không mang nội dung tiêu cực. Tất cả các bài thi sao chép giống nhau đều không hợp lệ;
    + Bài dự thi được đóng thành tập. Ghi rõ và đầy đủ họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nghề nghiệp; dân tộc; đảng viên, đoàn viên; đơn vị học tập, công tác; nơi thường trú; số điện thoại, địa chỉ email trên một tờ giấy riêng biệt kèm theo bài dự thi (không được ghi trực tiếp các nội dung vừa nêu trong bài dự thi, vì bài dự thi sẽ được đánh số mật mã trước khi chấm). Trường hợp là nhóm tác giả, đề nghị ghi rõ các nội dung nêu trên đối với từng thành viên của nhóm (Đề nghị ghi đầy đủ thông tin để Ban Tổ chức thuận tiện trong công tác liên lạc và làm các thủ tục khen thưởng khi tác giả đạt giải).
    6. Thang điểm: Thang điểm chấm bài dự thi là 100/100; trong đó:
    + Phần trình bày cảm nghĩ về giá trị lịch sử - văn hóa của di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh tâm đắc nhất: 40 điểm;
    + Phần ý kiến góp ý, kiến nghị về việc giữ gìn, phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa tâm đắc nhất trong quá trình xây dựng, phát triển tỉnh Đồng Nai văn minh, giàu đẹp: 30 điểm;
    + Phần ảnh chứng minh tác giả (tập thể hoặc cá nhân) đã tham quan các di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh: 20 điểm, gồm:
    - 02 ảnh chứng minh tác giả đã tham quan thực tế tại di tích tâm đắc mình dự thi (cũng là ảnh bắt buộc phải có để hợp lệ bài dự thi): 10 điểm;
    - Số ảnh (mỗi di tích 01 ảnh) chứng minh tác giả đã tham quan thực tế tại các di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh khác được chấm: Từ 10 ảnh trở lên sẽ được chấm 10 điểm; dưới 10 ảnh, mỗi ảnh được chấm 01 điểm.
    - Bài dự thi có hình thức đẹp, trình bày khoa học và có hệ thống tư liệu [như hình ảnh, video clip (thời lượng không được quá 20 phút) v.v …] minh họa tốt: 10 điểm.
    7. Chấm xếp hạng các giải Nhất, Nhì và Ba:
    Để nâng cao mức độ chính xác và công bằng, các giải Nhất, Nhì và Ba thuộc giải cá nhân (gồm 02 nhóm đối tượng) được chấm xếp hạng như sau:
    + Từ kết quả chấm điểm vòng chung khảo và theo cơ cấu Giải Cá nhân (02 giải Nhất, 03 giải Nhì và 05 giải Ba)/ mỗi nhóm đối tượng), mỗi nhóm đối tượng dự thi sẽ chọn ra 10 tác giả (hoặc trên 10 tác giả nếu có trường hợp chênh lệch sít sao nhau về điểm giữa các bài thi, như mức chênh < 0,5 điểm chẳng hạn) có điểm bài thi từ cao nhất xuống thấp dần để đi tiếp vào vòng thi “thuyết trình xếp hạng” trực tiếp trước Ban Giám khảo;
    + Căn cứ vào kết quả chấm điểm vòng thi “thuyết trình xếp hạng” theo thứ tự từ cao nhất xuống thấp dần để xếp hạng chính thức các giải Nhất, Nhì và Ba cho mỗi nhóm đối tượng.
    V. Địa điểm nhận bài dự thi:
    Tập thể và cá nhân có thể nộp trực tiếp, hoặc gửi bài dự thi của mình về Ban tổ chức theo địa chỉ sau đây:
    Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học – công nghệ
    (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai)
    Số 1597, Phạm Văn Thuận, KP. 3, P. Thống Nhất, TP. Biên Hòa
    Điện thoại: 061. 8820085/3819565; Fax: 061. 3949938;
    Email: docisti@dost-dongnai.gov.vn
    (Đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngoài bì thư ghi rõ: Bài tham dự Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa - lịch sử Đồng Nai năm 2013).
     * Ghi chú :
    - Thời hạn nhận bài dự thi: Chậm nhất là 17giờ 00, ngày 15/11/2013 (thứ Sáu), tính theo dấu bưu điện hoặc thời điểm ký nhận trực tiếp;
    VI. Thời gian tổ chức:
    Hội thi được triển khai thực hiện trong năm 2013, như sau:
    1. Thời gian phát động: Từ 15/4/2013 – 31/8/2013
    2. Thời gian nhận bài thi: Từ 03/9/2013 – 15/11/2013
    3. Thời gian chấm thi: Từ 20/11/2013 – 20/12/2013
    4. Thời gian tổng kết, trao thưởng sẽ được tổ chức vào “Ngày hội khoa học và công nghệ năm 2013” (dự kiến trước Tết Nguyên Đán khoảng 10 ngày).
    VII. Giải thưởng:
    1. Giải tập thể: Giải tập thể dành cho các cơ quan/đơn vị đạt thành tích trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch của Ban Tổ chức Hội thi, do Ban Tổ chức Hội thi bình chọn. Các cơ quan/đơn vị đạt giải phải thỏa mãn các yêu cầu sau :
    + Có sự tổ chức phối hợp tốt giữa các phòng, ban, đoàn thể trong cơ quan, đơn vị để phát động, vận động tham dự hội thi. Cụ thể có xây dựng chương trình, kế hoạch trong nội bộ cơ quan/đơn vị;
    + Có các hình thức tổ chức, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, bộ phận thuộc cơ quan/đơn vị đi tham quan trực tiếp các di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh;
    + Có tổ chức thi, trao giải nội bộ tại cơ quan/đơn vị để động viên, đồng thời hoàn thiện các bài thi trước khi gửi về Ban Tổ chức Hội thi để tham dự;
    + Có nhiều người tham dự và có tổng số điểm bài dự thi đạt giải cao;
    Cơ cấu giải thưởng như sau:
    - 01 giải Nhất: Số tiền bằng 10 lần mức lương tối thiểu;
    - 01 giải Nhì: Số tiền bằng 6 lần mức lương tối thiểu;
    - 01 giải Ba: Số tiền bằng 3 lần mức lương tối thiểu;
    - 20 giải Khuyến khích: Số tiền mỗi giải bằng 1 lần mức lương tối thiểu.
    2. Giải cá nhân: Giải cá nhân dành cho các đối tượng tham gia dự thi. Đối tượng tham gia dự thi được Ban Tổ chức Hội thi phân thành 02 nhóm đối tượng, tương ứng với cơ cấu giải thưởng như sau:
    + Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, đảng viên, hội viên, đoàn viên, công nhân lao động, các tầng lớp nhân dân, sĩ quan, quân đội thuộc  sĩ các lực lượng vũ trang, công nhân viên quốc phòng. Cơ cấu giải thưởng như sau:
    - 02 giải Nhất: Số tiền mỗi giải bằng 10 lần mức lương tối thiểu;
    - 03 giải Nhì: Số tiền mỗi giải bằng 6 lần mức lương tối thiểu;
    - 05 giải Ba: Số tiền mỗi giải bằng 3 lần mức lương tối thiểu;
    - 20 giải Khuyến khích: Số tiền mỗi giải bằng 1 lần mức lương tối thiểu.
    + Đối tượng là học sinh, sinh viên thuộc các Trường: Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Trung học Chuyên nghiệp, Cao đẳng, Dạy nghề, Đại học; Đoàn viên thanh niên (không phải là cán bộ, công chức).
    - 02 giải Nhất: Số tiền mỗi giải bằng 10 lần mức lương tối thiểu;
    - 03 giải Nhì: Số tiền mỗi giải bằng 6 lần mức lương tối thiểu;
    - 05 giải Ba: Số tiền mỗi giải bằng 3 lần mức lương tối thiểu;
    - 20 giải Khuyến khích: Số tiền mỗi giải bằng 1 lần mức lương tối thiểu.
    Các giải thưởng ngoài khen thưởng bằng tiền mặt, còn có Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai và 01 chiếc Cup của Ban Tổ chức Hội thi đối với các giải Nhất, Nhì và Ba; Giấy khen của Ban Tổ chức Hội thi đối với các giải Khuyến khích.
    Ngoài ra, Ban Tổ chức Hội thi còn xét chọn trong số các bài dự thi lọt vào vòng sơ khảo để trao 10 Giải thưởng Đặc thù cho các đối tượng là người dân tộc; người có độ tuổi cao nhất, nhỏ nhất; và người có bài thi trình bày đẹp, ấn tượng. Mỗi giải thưởng đặc thù trị giá 2.000.000 đồng, kèm theo các phần thưởng phụ khác do Ban Tổ chức vận động được ./.

     
    TM. BAN TỔ CHỨC
    TRƯỞNG BAN
                                   
     
     
     
     
    Huỳnh Văn Tới
    TRƯỞNG BAN BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ